Chỉ
khoảng 6.000ha cá tra, cá ba sa nuôi nông dân Việt Nam đã thu về khoảng
1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, trong khi mặt hàng tôm để thu được trên
1,5 tỷ USD kim ngạch mỗi năm phải cần đến khoảng 600.000ha mặt nước.
Điều này cho thấy, giá trị mang lại từ 1ha đất nuôi cá quá sức hấp dẫn.
Không chỉ diện tích nuôi cá tăng mà đối tượng nuôi cá cũng tăng nhanh
trong thời gian ngắn, từ những người nuôi cá chuyên nghiệp đến người
trồng lúa, người có tiền ở nơi khác và cả người… bán vàng cũng tham gia.
Hệ lụy của sự tự phát này đang để lại những hậu quả đáng tiếc.
Nguồn cung dồi dào dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (DN) để
giành khách hàng, nhà nhập khẩu nước ngoài được dịp ép giá. Cá tra, ba
sa Việt Nam bị đánh thuế do bán phá giá từ thị trường Mỹ từ việc giảm
giá này. Do tỷ giá đồng EUR giảm so với USD khiến hàng thủy sản xuất
khẩu vào thị trường chung này khi quy ra USD bị đẩy giá lên quá cao. Nhà
nhập khẩu không chấp nhận giá cao, do vậy buộc phải giảm giá bán.
Điều
đó giải thích vì sao, những tháng qua sản lượng xuất khẩu tăng, nhưng
giá trị lại giảm mặc dù nhu cầu vẫn còn nhiều. Hiện nay, giá cá tra phi
lê vào loại thấp, trên dưới 2USD/kg so với trên dưới 3 USD/kg như trước.
Hậu quả, giá mua cá nguyên liệu ở ngưỡng 16.000 đồng/kg, người nuôi cá
không thể có lời.
Giảm giá và thừa nguyên liệu liên
tục mấy năm nay đẩy người nuôi vào tình trạng thua lỗ kéo dài, lượng
người nuôi phá sản ngày càng nhiều. Một thực tế, nguyên liệu thừa nhưng
vẫn thiếu. Do tạo ra sự cung cầu không hợp lý: Thừa cá thịt đỏ, dư cá cỡ
lớn trong khi cá thịt trắng, cỡ 800g/con lại khan hiếm.
|
Chế biến
cá ba sa xuất khẩu ở Công ty QVD tại Đồng Tháp. Ảnh: CAO THĂNG
|
Chuỗi liên kết từ trang trại
đến bàn ăn toàn cầu
Trước nguy cơ này, các nhà máy phải tự
xây dựng vùng nguyên liệu từ khoảng 20%, lên 50%-60%, thậm chí có DN tự
cung ứng nguyên liệu đến 90%.
Theo ông Ngô Phước Hậu, Chủ tịch
HĐQT Agifish (An Giang), so với nông dân, DN có lợi thế hơn khi đầu tư
vào vùng nuôi đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Do các nhà máy không thể tự
tạo 100% nguồn nguyên liệu nên phải liên kết với những người nuôi có
diện tích và vốn lớn. Việc liên kết trên nhằm chia sẻ rủi ro và giảm bớt
phần vốn DN phải bỏ ra, tạo được chuỗi liên kết giữa các bên trong bối
cảnh nguồn vốn vay ngân hàng lãi suất vẫn cao và không dễ khó vay.
Một
chuỗi liên kết mới nhất hiện nay là có sự tham gia của nước ngoài. Mới
đây, Mazzetta, nhà nhập khẩu, phân phối thủy sản đông lạnh hàng đầu của
Mỹ, liên kết với Proconco, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của Pháp
tại Việt Nam triển khai dự án nuôi cá tra an toàn sinh học tại An Giang
với quy trình khép kín từ nguồn thức ăn, nông trại, chế biến, đến người
tiêu dùng.
Theo đó, Proconco sẽ nghiên cứu để
đảm bảo chất lượng nguồn thức ăn cho cá, hỗ trợ nông dân kỹ thuật nuôi
và quá trình chế biến để đáp ứng tiêu chuẩn mà khách hàng thị trường Bắc
Mỹ yêu cầu. Còn Mazzetta sẽ đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Mazzetta
hy vọng sẽ nâng sản lượng mua cá mỗi tháng từ 600 tấn/tháng hiện nay lên
1.000 tấn/tháng từ năm 2011. Việc liên kết này giúp cho vùng nguyên
liệu được quản lý tốt, tạo ra sản phẩm đặc trưng thương hiệu cá tra, ba
sa Việt Nam, với giá bán cao (3-3,5USD/kg).
Đầu năm 2009, Binca
Seafoods Vietnam, liên kết với Ntaco (Việt Nam) xây dựng vùng nuôi cá
tra 35ha đạt chuẩn Global GAP. Binca Seafoods VN cũng đầu tư 2 triệu USD
cho các hộ ở An Giang nuôi cá tra sinh thái, sản lượng 1.200 tấn/năm và
đang liên kết với Công ty Sinabico (Năm Căn, Cà Mau) nuôi tôm sú sinh
thái, khoảng 2.000 tấn/năm.
Với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực
phẩm ngày càng cao, quản lý môi trường tốt sẽ không còn cơ hội cho những
thông tin sai lệch, bôi xấu như hiện nay ở một số nước về hình ảnh cá
tra, ba sa Việt Nam.
Theo SGGP |